8/12/12

Tất cả về ISO, Khẩu độ, Tốc độ!


hi bạn cầm 1 con dslr, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất rối rắm với tất cả thông số hiện ra trên màn hình (me too ^^)
Nhưng bạn yên tâm, sau khi đọc xong bài viết này. Bạn sẽ nắm được hầu hết các thông số cơ bản để bạn có thể chụp được một tấm ảnh như ý mình.
Đầu tiên, tôi nói đến TỐC ĐỘ (shutter speed)
  • Ký hiệu trong máy Canon là 1/10 hoặc 2″
  • Chế độ ưu tiên tốc độ, trong máy Canon được ký hiệu là Tv. Ở chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh tốc độ, và máy sẽ tự chỉnh (auto) khẩu độ. Bạn cũng có thể tùy chỉnh ISO nếu muốn.
  • Bạn có thể lăn bánh xe trên máy để chỉnh tốc độ.
  • Tốc độ càng nhanh thì ảnh càng tối và ngược lại, tốc độ càng lâu thì thời gian phơi sáng càng lâu, ảnh càng sáng, nhưng lại dễ bị rung tay.
  • Các bạn hay xem ví dụ sau đây :

Tấm trên được chụp ở tốc độ là 1/60s. Do vậy các bạn sẽ thấy dòng thác sẽ bị cứng hơn, vì thời gian chụp tương đối nhanh.
Tấm trên chụp ở tốc độ là 1/8s, lâu hơn tấm trên nên các bạn thấy dòng thác sẽ mềm mại hơn.
Thứ hai, là KHẨU ĐỘ (aperture)
  • Ký hiệu trong máy Canon là f1.8 hoặc f2.8.
  • Chế độ ưu tiên khẩu độ, trong máy Canon được ký hiệu là Av. Ở chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh khẩu độ, và máy sẽ tự chỉnh (auto) tốc độ, bạn cũng có thể tùy chỉnh ISO nếu muốn, không thì cứ để AUTO.
  • Để điều chỉnh khẩu độ trong chế độ M (manual), thì bạn giữ nút A/E, rồi lăn bánh xe để chỉnh.
  • Khẩu độ càng mở thì ánh sáng vào càng nhiều => ảnh sẽ càng sáng, và ngược lại, khẩu độ càng khép thì ảnh sẽ càng tối.
  • Chú ý : về khẩu độ, các bạn mới vào nghề sẽ dễ bị nhầm, các bạn nên chú ý, khẩu độ càng mở ở đây nghĩ là giá trị f càng nhỏ. Vd f1.8 và f5.6, thì ở f1.8 khẩu độ sẽ mở hơn f5.6 hoặc là ở f5.6 khẩu độ sẽ khép hơn f1.8.
  • Thêm một chú ý nữa, nếu càng mở khẩu thì DOF (độ sâu trường ảnh – cái này mình sẽ nói ở 1 bài riêng) càng mỏng, và ngược lại, càng khép khẩu thì DOF càng sâu.
  • Các bạn xem ví dụ sau nhé :
Như các bạn thấy, nếu càng mở khẩu thì phông nền ở phía sau càng mờ đi, ngược lại, càng khép khẩu thì phông nền càng rõ ràng hơn.
Thứ ba, là ISO
  • Đối với ISO, các bạn chỉ cần chú ý một điều là : ISO càng lớn thì ảnh càng sáng và ngược lại, ISO càng thấp thì ảnh càng tối.
  • Vậy, tại sao lại sắm ra ISO thấp để làm gì, chẳng phải cứ để ISO càng cao có phải tốt hơn không? Trả lời : ISO càng thấp thì chất lượng ảnh sẽ càng tốt, ảnh sẽ ít bị nhiễu (noise).
  • Lưu ý : ở mỗi môi trường ánh sáng khác nhau, bạn nên cân bằng tốc độ và ISO, sao cho ISO là thấp nhất nhưng vẫn giữ được tốc độ chụp đủ nhanh để không bị rung tay.
  • Các bạn xem ví dụ sau đây sẽ hiểu vì sao ISO càng thấp lại càng tốt.
Hình trên được chụp với máy Canon 10D, và chụp ở 3 mức ISO là 100-400-1600. Như các bạn thấy, ISO càng cao thì ảnh càng bị nhiễu.
Tóm lại, để chụp ảnh, bạn cần nắm vững 3 yếu tố trên, tùy theo điều kiện môi trường, tùy theo cảm hứng, để tùy chỉnh sao cho cân bằng cả 3 yếu tố trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét